Để sản xuất hình in trên một chiếc áo thun cotton thì có ba phương pháp chính: Ép nhiệt decal, in lưới, in phun trực tiếp lên vải với mực in đặc biệt (DTG – Direct To Garment). Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng cũng như số lượng sản xuất mà người ta chọn phương pháp sản xuất khác nhau. Mỗi một phương pháp có những ưu nhược điểm riêng, cho nên vẫn tồn tại song song để phục vụ những nhu cầu khác nhau.

Áo thun decal ép nhiệt là gì?

Áo thun in bằng phương pháp decal ép nhiệt là áo thun với hình “in” được sản xuất bằng cách ép miếng decal PET đã được cắt theo hình yêu cầu lên áo bằng bàn ủi (bàn là), máy ép nhiệt… Hình decal sau khi được ép ở nhiệt độ khoảng 150 độ trong khoảng 15-20 giây thì lớp keo ở mặt dưới decal sẽ chảy ra và dính lên vải cotton.

Q & A

Tuỳ thuộc chất vải, độ dày của vải, chất lượng decal mà hình decal có độ bền khác nhau trong khoảng 100-200 lần giặt bằng máy (Khoảng hơn 1 năm nếu 3 ngày giặt một lần). Với vải cotton áo thun thì decal có độ dày không tốt lắm, thường bị gãy, nứt sau nhiều lần giặt do vải co giãn khi giặt máy.

Với những loại vải dày như vải Jeans, Canvas hay vải Nỉ cotton da cá (chất liệu hay dùng để sản xuất áo hoodie, sweater) thì nó khá là bền do ít co giãn.

Do khả năng dễ sản xuất, cho nên áo thun in decal ép nhiệt vẫn còn được sử dụng rộng rãi. Nó phù hợp với những người thích cá nhân hoá chiếc áo thun của mình do chi phí sản xuất 1 chiếc hay 100 chiếc đều như nhau.

Trong khi với phương pháp in lưới thì “không thể” in một chiếc được (Nếu cá nhân hoá, lưới sau khi in một chiếc đấy không thể sử dụng cho áo khác được. Ví dụ: Tên, Số điện thoại, hình theo yêu cầu…). Thực ra vẫn tạo lưới in để sử dụng một lần được, nhưng chi phí cao nên không ai dùng.

Còn in DTG thì chi phí đầu tư máy in khá cao, nên họ ưu tiên cho sản xuất số lượng lớn.

Phương pháp này chỉ sử dụng được trên vải 100% cotton hoặc 95% cotton như vải thun, vải jeans, vải canvas, vải nỉ da cá…

Với các vải khác thì độ bám dính không được cao

Đánh giá áo thun in bằng decal

Đánh giá áo thun in bằng decal
8 10 0 1
Là phương pháp dễ in, dễ custom - phù hợp cho áo sự kiện hay áo cá nhân hoá. Tuy nhiên độ bền không được cao cho lắm, tuỳ thuộc loại vải và chất lượng decal.
Là phương pháp dễ in, dễ custom - phù hợp cho áo sự kiện hay áo cá nhân hoá. Tuy nhiên độ bền không được cao cho lắm, tuỳ thuộc loại vải và chất lượng decal.
8/10
Tổng điểm
  • Độ bền hình in
    6/10 Normal
    Tuỳ thuộc chất vải, độ dày của vải, chất lượng decal mà hình decal có độ bền khác nhau trong khoảng 100-200 lần giặt bằng máy (Khoảng hơn 1 năm nếu 3 ngày giặt một lần). Với vải cotton áo thun thì decal có độ dày không tốt lắm, thường bị gãy, nứt sau nhiều lần giặt do vải co giãn khi giặt máy. Với những loại vải dày như vải Jeans, Canvas hay vải Nỉ cotton da cá (áo hoodie, sweater) thì nó khá là bền.
  • Độ sắc nét hình in
    10/10 The best
    Vì được cắt bằng máy nên độ sắc nét best cmnl. So về độ sắc nét thì in DTG hay in lưới phải gọi bằng cụ.

Ưu điểm

  • Sản xuất nhanh
  • Dễ sản xuất
  • Dễ custom
  • Giá thành rẻ

Nhược điểm

  • Độ bền kém
  • Chỉ in được màu đơn sắc
  • Hạn chế vè màu sắc (phụ thuộc màu của decal)

Tác giả Workshop Tee

Bình luận (5)

Để lại một bình luận